750 grammes
All our cooking blogs Edit post Follow this blog Administration + Create my blog

Cung cấp thông tin về nghề đầu bếp, khóa học, địa điểm, tài liệu học nấu ăn tại Cần Thơ

Nghề Bếp Cần Thơ

Học nấu ăn ở Cần Thơ. Nên hay không?

Cuộc đời mỗi người đều có những bước ngoặc rất quan trọng, mà chủ yếu những bước ngoặt này đều ở khoảng thời gian 25 năm đầu của cuộc đời. Nhưng thật trớ trêu thay, khoảng thời gian đó chúng ta lại chưa có đủ kiến thức và trải nghiệm để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. Vậy nên, hầu hết mỗi người khi bắt đầu lựa chọn nghề nghiệp đều bối rối và phân vân nhiều lựa chọn. Hôm nay chúng tôi chỉ muốn định hướng cho các bạn lựa chọn một trong những nghề mà có nhiều cơ hội tiềm năng để phát triển trong tương lai, đó chính là nghề đầu bếp. Đặc biệt, ở thành phố Cần Thơ là một thành phố có tốc độ phát triển kinh tế và các ngành nhà hàng - khách sạn - dịch vụ nhanh - có nên học nghề nấu ăn ở đây không. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn phân tích hết tất cả các khía cạnh của nghề đầu bếp để các bạn có một cái nhìn đúng đắn nhất về nghề và xem xét liệu mình có thực sự hợp với nghề này không nhé. 

Đầu tiên chúng ta cần hiểu về định nghĩa nghề đầu bếp là gì hay làm đầu bếp thì sẽ làm gì

Nghề đầu bếp là gì

Khi nói đến nghề đầu bếp, có lẽ các bạn sẽ nghĩ ngay đến các cuộc thi về ẩm thực – nấu ăn như; Master Chef Mỹ hoặc Việt Nam, Đầu Bếp Nhí, Chiếc Thìa Vàng… đó đều là những chương trình truyền hình về nghề đầu bếp. Nghề đầu bếp, xét một khía cạnh thì những chương trình truyền hình đó có thể mô tả được một chút về những nhiệm vụ của người đầu bếp đó là: chế biến món ăn là việc phối hợp nhiều nguyên liệu chính và phối hợp với những nguyên liệu phụ để tạo thành một món ăn hợp khẩu vị của mọi người. Và trong quy trình đó bạn phải thực hiện hết tất cả các khâu,từ việc lên thực đơn, công thức cho đến chuẩn bị và lựa chọn nguyên liệu và tiến hành chế biến món ăn, cuối cùng là trang trí món ăn đó thực sự cuốn hút như vị ngon của nó. Đó là một cách hiểu đơn giản nhất về nghề đầu bếp mà thực chất đó là định nghĩa về nấu ăn như đầu bếp Wolfgang Puck nói: "Nấu ăn giống như vẽ hay sáng tác nhạc. Nó không chỉ là những ghi chép hoặc màu sắc, hay hàng ngàn hương vị - mà đó còn là cách bạn kết hợp chúng với con người của bạn".

Xem thêm về đầu bếp Wolfgang Puck ở đây nhé các bạn

Tuy nhiên nghề đầu bếp thực sự cần nhiều hơn thế, bởi vì đó là một nghề nghiệp và có nhiều yếu tố tác động liên quan mà mình sẽ nói thêm ở phần sau về những mặt tích cực và tiêu cực của nghề. Và khi tìm hiều về nghề đầu bếp, nó thực sự là một thế giới khá rộng. Chỉ xét về vị trí bếp trưởng đã có các vị trí chuyên môn hơn là: Bếp trưởng bếp Việt, bếp trưởng bếp Âu, bếp trưởng bếp Á, bếp trưởng bếp Hoa… Và dưới đây là mô tả công việc của từng vị trí của nghề đầu bếp cho các bạn tham khảo

Những vị trí làm việc của nghề bếp

Nhân viên sơ chế

Thực hiện các công việc thường ngày theo hướng dẫn của đầu bếp, bếp trưởng hoặc nhân viên giám sát món ăn. Đây là vị trí thấp nhất của nghề đầu bếp, khoảng thời gian này khá quan trọng trong con đường trở thành một đầu bếp thực sự. Nhưng đây sẽ là một bước đệm cho bạn để hiểu rõ hơn về nghề và những quy trình nấu ăn trong bếp.

Phụ bếp hoặc đầu bếp theo vị trí

Vị trí này làm việc tại các khu bếp quy định được trang bị các loại lò, bếp nướng, chảo và các nguyên liệu cần thiết. Công việc của đầu bếp phụ thay đổi tùy vào nơi làm việc, quy mô của cơ sở, và độ phức tạp cũng như cấp độ dịch vụ nhà hàng.

Đầu bếp nhà hàng

Công việc của đầu bếp nhà hàng khá bao quát gồm chọn nhà cung cấp thực phẩm và đặt mua hàng, định giá thực đơn và lên thực đơn hằng ngày. Làm các món ăn nhanh chế biến món ăn ở các nhà hàng chú trọng việc chế biến và phục vụ món ăn một cách nhanh chóng.

Đầu bếp làm bánh mì và bánh ngọt

Thực hiện việc trộn và làm chín các nguyên liệu theo công thức tạo ra nhiều loại bánh mì, bánh ngọt và các loại bánh nướng khác nhau

Bếp phó

Là người có quyền thứ hai trong bếp. Bếp phó giám sát các đầu bếp của nhà hàng, thực hiện một số nhiệm vụ chuẩn bị bữa ăn và báo cáo kết quả lên bếp trưởng. Khi bếp trưởng không có mặt, bếp phó là người điều hành hoạt động nhà bếp.

Bếp trưởng và đầu bếp chính

Bếp trưởng và đầu bếp chính “cầm đầu” nhân viên bếp và xử lý những vấn đề nào liên quan đến món ăn. Đầu bếp chính chuẩn bị, ướp gia vị và chế biến nhiều loại món ăn, món khai vị và món tráng miệng. Giám sát việc sơ chế thực phẩm hằng ngày tại nhà hàng hoặc các địa điểm phục vụ món ăn khác.

 

Tổng bếp trưởng, đầu bếp chính và bếp trưởng mỗi bếp

Họ điều phối công việc của bếp phó và các đầu bếp khác, những người chuẩn bị phần lớn các bữa ăn. Chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát toàn bộ hoạt động nhà bếp. Tổng bếp trưởng cũng có nhiều nhiệm vụ khác bên ngoài nhà bếp. Bao gồm thiết kế thực đơn, giám sát việc mua nguyên liệu thực phẩm; và là người đào tạo các nhân viên.

Trên đây, mình vừa định nghĩa cho các bạn về nghề đầu bếp và từng vị trí cụ thể thể trong bếp. Nhưng liệu nghề đầu bếp – còn khá mới với các bạn trẻ hiện nay – có phải là một nghề nghiệp tiềm năng để theo đuổi.

Học nghề đầu bếp có tương lai không

Đây là số liệu của một vài thống kê nhỏ, tại khoa chế biến món ăn (trường CĐ Du Lịch Hà Nội), hiện nay trường đào tạo mỗi năm 2000 sinh viên và gần như 100% sinh viên ra trường đều có việc làm ổn định và lương khá cao. Tại TPHCM, ngành Kỹ thuật nấu ăn của trường CĐ Công nghiệp thực phẩm với cả ngàn học sinh theo học vẫn không đủ so với nhu cầu nhân lực cho ngành bếp. Cho nên, có thể nói: học nghề bếp ra trường không sợ thất nghiệp.

Nhưng có việc là một chuyện và việc lương cao hay không đó mới là quan trọng phải không các bạn. Tham khảo về bảng lương trung bình dự kiến dưới đây xem sao nhé:

Bếp trưởng khách sạn

18-40 triệu đồng

Bếp trưởng nhà hàng

12-20 triệu đồng

Tổ trưởng - giám sát bếp

8-12 triệu đồng

Bếp chính

8-12 triệu đồng

Phụ bếp

5-8 triệu đồng

Bảng lương trung bình dự kiến của nghề đầu bếp

Với những tiềm năng nghếp bếp như vậy, tại sao lĩnh vực này lại thiếu nhân lực trầm trọng. Mình sẽ phân tích những lý do để thấy tại sao nghề bếp không đủ nguồn cung nhé.

Thứ nhất, đây là nghề không phải mới nhưng lại ít người biết đến. Việc thiếu nhân lực trong ngành thực sự đã từ lâu, nhưng những nỗ lực trong việc tìm kiếm và đào tạo nhân sự cho ngành khá khó khăn do việc truyền tải thông tin về nghề chưa có sự đầu tư đúng đắn.

Thứ hai là, trước đây các đơn vị dạy nghề nấu ăn chưa nhiều và thiếu giáo trình đào tạo bài bản. những người đam mê với nghề đầu bếp chủ yếu tự học và tự tìm kiếm môi trường trong các nhà hàng, quán ăn

Vậy hiện nay, nghề nghề đầu đã được chú trọng và đầu tư nhiều chưa?

Câu trả lời là có. Áp lực từ phát triển nhà hàng – dịch vụ khiến các cơ sở đào tạo nghề nấu ăn mọc lên như nấm và từ đó thúc đẩy việc truyền thông để cung cấp nhưng thông tin và kiến thức về ngành – nghề như blog của mình đang viết. Từ năm 2012 – 2016, ngành Nhà hàng – Khách sạn của Châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng chung hàng năm (CAGR) là 7%, và Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực châu Á với CAGR lên đến 15%. Đó là những thống kê, để nhìn thực tế hơn các bạn có thể thấy ngành dịch vụ ăn uống của nước ta đang phát triển rất mạnh mẽ, chỉ cần ra đường chú ý một chú ở các  thành phố lớn quán ăn Nhật, Hàn, Ấn được mở rất nhiều, và đặc biệt các quán nhậu mọc lên như “khao khát thanh xuân” vậy.

Nếu các bạn đọc đến đấy thì chắc cũng đã hiểu khá rõ về nghề đầu bếp và tiềm năng phát triển của nó. Nhưng để thực sự hiểu các khía cạnh của nghề chúng ta hãy đi tiếp đến:

Những mặt tích cực và tiêu cực của nghề đầu bếp mang lại

Hào quang nghề đầu bếp

Lợi ích thiết thực nhất và đầu tiên của nghề đầu bếp chính là lương và việc làm như mình đã phân tích ở trên. Nghề đầu bếp mức lương trung bình khá cao và ổn đinh, đủ để trang trải cuộc sống và đi “cà phê cà pháo” với bạn bè.

Và thực ra rất nhiều người quyết định học nấu ăn với mục đích mở quán ăn, tự làm chủ mô hình kinh doanh của mình. Vừa không sợ thất nghiệp lại được ăn uống, có vốn thì mở quán ăn – nghe quá “ÊM” đúng không nào.

Được xã hội coi trọng, mà đối với các bạn trẻ mong muốn bây giờ là rất dễ kiếm người yêu – đúng không các bạn. Vì nghề này khá mới và có đậm tính nghệ sĩ. Đối với những “lính mới” có đam mê thường ngày thì đi làm và học hỏi, đêm về biến bếp của mình thành một “bãi chiến trường” thử nghiệm những cách chế biến khác nhau mang đậm tính các nhân. Thật tuyệt vời khi nghề nghiệp của mình theo đuổi mang tính sáng tạo và vừa được mọi người coi trọng đúng không các bạn.

Khi đã trở thành đầu bếp chính hoặc bếp trường của nhà hàng hay quán ăn nào đó, công việc chính của bạn không phải là trực tiếp đứng bếp nữa mà công việc quản lý sẽ nhiều hơn và đào tạo nhiều hơn, thường xuyên giao lưu với các đầu bếp nổi tiếng khác – đặc biệt là đầu bếp nước ngoài –  đó là những trải nghiệm tuyệt vời của nghề bếp (đầu bếp – quản lý – giảng viên – ngoại giao)

Nhưng nghề bếp cũng có rất nhiều những khó khăn các bạn sẽ gặp phải nếu bạn đi theo con đường này.

Mặt trái nghề đầu bếp

Sẽ phải làm việc bất kể sáng-trưa-chiều-tối-đêm: khi quyết định gắn bó với nghề này, việc tính toán thời gian làm việc là không thể. Thời gian làm việc không giống nghề khác, người khác làm việc thì mình nghỉ, và làm việc vào lúc mọi người nghỉ ngơi. Khi khởi đầu bạn sẽ luôn có cảm giác thiếu ngủ vì cường độ công việc liên tục – liên tục, tiếp đó bạn sẽ thường xuyên bị quát mắng. Thêm vào đó, là cảm xúc lên - xuống thường xuyên vì có những lúc bạn sẽ rất hưng phấn khi nấu được một món ăn tuyệt vời hay tạo hình cực kỳ hấp dẫn, nhưng để điều đó sẽ đạt được khi bạn đã trải qua rất nhiều lần thất vọng vì làm hỏng.

Từ những phân tích ở trên, chắc các bạn cũng đã có cái nhìn khá rộng về nghề đầu bếp. Và chỉ còn một điều rất quan trọng nữa chúng ta cần xét đến ở đây đó là:

Bạn có phù hợp với nghề đầu bếp không hay để trở thành đầu bếp cần những gì?

Bạn thích ăn hoặc thích nấu hoặc cả hai, đây là điều quan trọng đầu tiên khi xem xét quyết định theo đuổi nghề. Bởi vì như đã phân tích ở trên, nghề bếp cũng có rất nhiều khó khăn bạn phải vượt qua và bạn phải cần có 1 trong 2 nghề yếu tố trên thì để làm được điều đó.

Sáng tạo và mạo hiểm là một lợi thế lớn, bởi khi đã có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản bạn phải hòa mình vào những món ăn, ghi dấu ăn của mình vào từng món ăn để có thể tiến xa trong ngành này. Làm sao để nhận biết bạn là một người sáng tạo, đó là, bạn hài hước hay nói đùa để tạo không khí vui vẻ khi giao tiếp với người khác hoặc bạn thích học những môn về năng khiếu hoặc nghệ thuật như: mỹ thuật, ca hát và thích trải nghiệm những thứ mới mẻ.

Kiên trì là yếu tố cực kỳ quan trọng, thực ra ngành nghề nào cũng cần đức tính kiên trì, riêng về nghề bếp thì lại càng cực kỳ quan trọng hơn nữa. Những mặt tích cực mà nghề bếp đem lại chỉ khi bạn đã vượt qua được những khó khăn trong 1 – 3 năm đầu, đó không phải là một khoảng thời gian ngắn cho nên kiên trì là đức tính không thể thiếu trong nghề này.

Khi đã thực sự hiểu hết về nghề đầu bếp, chắc bạn cũng cảm thấy rằng sự hấp dẫn của nghề đầu bếp không những nằm ở những “ánh hào quang” về tiền bạc hay về địa vị đúng không nào, nó còn là những thử thách “mặt trái” của nghành nghề mà ban phải vượt qua.

Nếu các bạn đã đọc đến hết bài viết chắc bạn cũng đã có được những thông tin và góc nhìn khác nhau về nghề bếp để có thể ra có được quyết định đúng đắn. Rất cám ơn các bạn dành thời gian đọc hết bài viết này. Chúc các bạn thành công trên con đường sự nghiệp của mình

Share this post
Repost0
To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post